Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

3 bước chuẩn bị để bắt đầu làm Podcast

3 bước chuẩn bị để bắt đầu làm Podcast

Bạn muốn tự làm Podcast cho bản thân. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa biết mình cần phải chuẩn bị gì và cần phải bắt đầu như thế nào. Bài viết này, ADAM Muzic sẽ hướng dẫn 3 bước làm Podcast cơ bản để bất kỳ bạn nào cũng có thể bắt đầu ngay với số Podcast đầu tiên của mình nhé.

I. Chuẩn Bị Nội Dung Làm Podcast

Thường khi bắt đầu muốn làm podcast, mọi người hay có suy nghĩ phải mua đồ này, thiết bị kia thì mới làm tốt được. Trong khi thực tế, nội dung mới là điều quan trọng nhất để thính giả theo dõi Podcast của bạn. Tuy nhiên làm sao để có được 1 nội dung giá trị cho người nghe? Các bạn có thể tham khảo các góc khai thác nội dung Podcast sau:

1. Làm Podcast về kinh nghiệm, trải nghiệm bản thân

 Ví dụ bạn đang là sinh viên Đại Học. Thì thay vì nói về Chủ Đề: “Cuộc sống Đại Học của sinh viên thế nào?”. Các bạn hãy đổi chủ đề qua “Cuộc sống Đại Học của sinh viên FTU thế nào?”. Tức là hãy cho mình 1 góc độ khai thác cụ thể hơn mà chỉ có mình là được chủ đề sẽ tốt hơn.

2. Làm Podcast về việc mà bạn có chuyên môn

Sẽ có 1 vài lĩnh vực mà mình nắm rõ hơn các bạn khác. Vậy nên mình nên chia sẻ về lĩnh vực này + thêm trải nghiệm bản thân ở bên trên. Nội dung này sẽ càng tạo thêm tính độc nhất trên Podcast của bạn. Nếu bạn chưa biết mình mạnh điểm nào thì hãy thử suy nghĩ lại là các bạn bè của mình hay hỏi mình câu hỏi gì, hay nhờ vả mình điều gì. Thường điều bên trên chính là điểm mạnh của bạn. Còn nếu bạn thấy mình còn thiếu kiến thức thì hãy ngay lập tức bổ sung kiến thức trên internet hay sách vở nha.

Hình ảnh trong Series Quãng Tám - Một Series Podcast về Chủ Đề Âm nhạc
3. Làm Podcast với các nội dung của riêng bạn
 
Hãy tư duy về những vấn đề chỉ bạn có thể kể nội dung Podcast đó tốt nhất. Những điểm mà không ai cũng thể có giống bạn. Thường mình hay nghĩ tới: tuổi, xuất thân, ngành nghề, trải nghiệm, kinh tế,… Gần như tất cả những thứ bạn đang có là điểm đặc trưng duy nhất của bạn. Chỉ là bạn có biết xài nó hay không. Ví dụ: Bây giờ cho mình kể về chuyện tình yêu. Thì mình sẽ không thể kể chuyện “Tình Yêu Sinh Viên” tốt bằng cách bạn đang là sinh viên. Hay là nếu các bạn đang làm ở môi trường doanh nghiệp khác. Bạn sẽ không thể kể chuyện “Công việc ở môi trường doanh nghiệp âm nhạc” như mình được.

Nếu bạn thấy bạn chưa có đủ kiến thức, thì hãy tư duy theo cách nội dung mà chỉ có bạn làm được bên trên. Đó là 1 cách thức khá tốt để bắt đầu làm Podcast. Vì như vậy bạn sẽ kể câu chuyện của bạn, có cảm xúc của bạn. Cả nội dung + cảm xúc + trải nhiệm độc nhất chắc chắn sẽ giúp bạn đem lại giá trị cho người nghe.

II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ + PHẦN MỀM/APP

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các thiết bị, phần mềm đơn giản nhất để các bạn có thể bắt đầu làm Podcast. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về các thiết bị thu âm chuyên dụng hơn thì có thể tham khảo tại bài viết này nha.

1. Nếu bạn làm Podcast trên máy tính

Mình khuyến khích các bạn làm Podcast trên máy tính. Do trên máy tính có các phần mềm chuyên dụng cho việc edit âm thanh tốt hơn, thao tác cũng tiện hơn.
 
Bạn nên chọn micro USB (cắm vào cổng usb vào máy tính là xài được luôn). Hiện mình đang xài: MXL 24 USB, mình gợi ý cho các bạn có thể sử dụng AKG Ara, còn các loại micro ubs giá thành tốt hơn khác thì mình sẽ tổng hợp lại trong bài viết khác để các bạn tham khảo thêm.
 
Phần mềm sử dụng để thu Podcast thì bạn có thể bắt đầu thu âm và edit trực tiếp trên Bandlab hoặc Anchor với 2 nền tảng này bạn có thể thu âm trực tiếp trên web. Trong đó anchor là nền tảng phát hành Podcast của Spotifi luôn. Mình khuyến khích các bạn thu âm trên bandlab rồi sau đấy upload file thu âm lên anchor sau. Hạn chế của việc này là trên bandlab chỉ làm được podcast 15 phút. Mình chưa test thử việc thu âm trên anchor có hạn chế này không.

2. Nếu bạn làm Podcast trên điện thoại

Hiện tại, thị trường có các loại micro livestream gắn trực tiếp với điện thoại mà chất lượng thu âm tương đối tốt. Bạn có thể tham khảo Micro Takstar PH200, với giá thành tương đối tốt, dễ sử dụng, cũng như chất lượng thu âm tốt trên điện thoại. Đây là micro khá tiện lợi nếu bạn muốn di chuyển dễ dàng, sử dụng mọi nơi để thu âm Podcast.
 
Bạn có thể sử dụng app Bandlab down trên App Store hoặc CH Play. Bạn cũng có thể thu trực tiếp bằng app thu âm trên điện thoại. Tuy nhiên, việc sử dụng các app thu âm chuyên dụng sẽ giúp bạn có thêm nhiều công cụ cho việc chỉnh sửa Podcast của bạn.

III. Đăng tải Podcast của bạn trên các nền tảng

Bạn có thể đăng Podcast lên khá nhiều nền tảng: Spotifi, Apple Podcast, Google Podcast, Youtube,…. Hiện tại mình đang sử dụng Anchor vì nó khá dễ dàng cho việc đăng tải podcast lên đa nền tảng.

Còn trên Youtube thì cách làm đơn giản là mình sẽ tạo các video hiệu ứng để ghép với voice thu âm của mình. Các bạn có thể sử dụng phần mềm Filmora hoặc CapCut PC nếu trên máy tính. Còn với điện thoại thì bạn có thể sử dụng capcut hoặc tham khảo thêm app Headliner

Việc upload Podcast lên nền tảng Anchor là khá đơn giản. Tuy nhiên sẽ có 1 vài lưu ý nho nhỏ, mình sẽ tổng hợp lại cho các bạn ở bài viết sau về chủ đề Podcast nha.

Hi vọng, bài viết này đã phần nào giúp bạn biết cách để bắt đầu thực hiện số Podcast đầu tiên. Các bạn hãy tiếp tục tham khảo các bài viết Podcast tiếp theo của ADAM Muzic nha.

Quickom Call Center