Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Bài tập giữ và phát triển dung tích phổi

Bài tập giữ và phát triển dung tích phổi

  1. Dung tích phổi là gì:

Song song với việc tiếp tục phần tìm hiểu về giọng hát, các cơ liên quan, quãng giọng cũng như phần cộng hưởng, chúng ta vẫn sẽ có thêm những bài tập để duy trì và luyện tập hơi thở tốt để tránh quên cảm giác về hơi thở và dễ áp dụng khi hát.

Dung tích phổi là gì? (lung capacity, hoặc lung volume)

Nguồn ảnh: wikipedia.org

Dung tích phổi được định nghĩa là thể tích khí trong phổi, ở những pha khác nhau của quá trình thở. Bởi vậy mà nó bao gồm rất nhiều đại lượng có thể kể ra sơ lược như sau (có rất nhiều khái niệm nhưng mình chỉ đề cập các khái niệm đơn giản, dễ hiểu và liên quan đến việc luyện tập):

  • Tidal volume (thể tích sóng lưu thông): Đơn giản là thể tích khí được hít vào, và thể tích khí được thở ra, trong hoạt động thở vô thức tự nhiên.
  • Residual volume (thể tích khí cặn): Trước khi hít vào hay sau khi thở ra hết cỡ, trong phổi luôn tồn tại một lượng khí có sẵn nhằm giữ độ căng tối thiểu của phổi có tên gọi là thể tích khí cặn chức năng, thể tích này hầu như ít thay đổi ở riêng từng cá nhân.
  • Vital capacity (thể tích sống): Lượng khí thở ra hết sức sau khi đã hít vào hết sức.
  • Total lung capacity (thể tích toàn phổi): được tính bằng cách lấy thể tích sống cộng với thể tích khí cặn. 
  • Vậy để giữ vững dung tích phổi, có được một làm hơi dài khi hát, chúng ta sẽ phát triển thể tích sống (vì thể tích cặn hầu như không thay đổi), có nghĩa là khả năng lấy được nhiều hơi hơn, và hành động thở ra nhiều hơi hơn, lâu hơn.
  • Bài tập phát triển dung tích phổi:

Thông thường, ca sĩ và người hay dùng giọng nói, sẽ có dung tích phổi sống, và thể tích hô hấp lớn hơn người bình thường.

Nguồn ảnh: sciencedirect.com

Bài tập duy trì và phát triển dung tích phổi dưới dây, sẽ giúp các bạn làm những điều này.

Các bạn thực hiện một vòng ba bước tính theo thời lượng từ 4-10 giây như sau:

  • Bước 1: lấy hơi liên tục trong vòng 4 giây. Lưu ý là lấy liên tục, không được dừng nửa chừng trong suốt 4 giây.
  • Bước 2: nín thở, giữ hơi liên tục trong vòng 4 giây
  • Bước 3: thở ra đều đặn liên tục trong vòng 4 giây

Các bạn thực hiện vòng này, tăng thời lượng từ 4 giây đến 10 giây, nếu có thể làm hơn như vậy thì cứ tăng lên. Đến khi cảm thấy pha hít vào liên tục trở nên căng đầy, khiến bạn khó chịu. Pha thở ra phải được thực hiện đều đặn trong suốt thời lượng, tránh tống ra ồ ạt, cũng tránh thở ra ngắt quãng không thẳng hơi.

Khi làm bài tập này, phổi sẽ được làm quen với tình trạng căng đầy, nở ra, giúp cho dung tích phổi được duy trì, và phát triển thêm. Thêm vào đó, pha thở ra phải duy trì đều đặn, giúp cho người tập làm quen được với khả năng điều khiển các cơ thở ra, tiết chế và điều chỉnh quá trình thở ra theo ý mình. Làm liên tục bài tập này trong thời gian dài, độ dài làn hơi của các bạn sẽ thay đổi.

Quickom Call Center