Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Bệnh viêm mũi với giọng hát

Bệnh viêm mũi với giọng hát

Bạn rất tự tin vào giọng hát của mình, nhưng đột nhiên trong một vài lần nào đó bạn cảm thấy cổ họng bị rátcảm giác rất khó chịu khi hát, hoặc trong một thời tiết cụ thể nào đó bạn không thể bung hết quãng giọng mình ra được và cảm thấy dần dần mất tự tin khi hát. Nhưng lạ thay, sau khi đi ra khỏi khu vực đó/thời tiết đó, giọng bạn lại trở về bình thường và bạn tự nghĩ “Tại sao lúc nãy mình không hát được như thế này?”. Sẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như tâm lý, tư thế khi hát,… Nhưng một nguyên nhân bạn cần rất để tâm tới đó là căn bệnh viêm mũi, viêm xoang. Hôm nay, ADAM Muzic sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này để các bạn biết tình trạng của mình và có những giải pháp hợp lý nhé.

Như chúng ta đã biết, mỗi người có một giọng nói và cao độ khác nhau nhưng nó đều được cấu tạo từ những bộ phận trong “hộp tiếng” của mỗi người như: thanh đới, cộng hưởng từ cổ họng, lưỡi,… và một trong những bộ phận khá quan trọng là phần xoang trên mặt của các bạn. Như trong bài viết ANATOMY, chúng ta đã biết rằng xoang đóng vai trò tạo ra khoảng vang và sự cộng hưởng, nó giúp giọng hát vang hơn, sáng hơn mà chúng ta không phải mất quá nhiều sức nếu biết lợi dụng được điểm này tốt. Tuy nhiên, khi những khoảng xoang này của các bạn bị nhiễm trùng thì âm thanh của bạn sẽ bị biến dạng và dẫn đến tình trạng khó chịu khi hát.

Trước tiên, mời các bạn xem qua clip sau:

Các bạn có cảm giác cô giác cô gái đang hát khá mệt mỏi và giọng hát bị nghẹt nghẹt không thoải mái? Như tiêu để thì cô gái đang phải chịu đựng viêm xoang, và đây là nguyên nhân làm cho giọng hát bị tình trạng như trên.

Chúng ta cùng đi qua các căn bệnh nhé.

1.Viêm mũi dị ứng.

Thật sự, căn bệnh này không đe dọa tính mạng các bạn, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến chất lượng sống nói chung và chất lượng giọng hát của bạn nói riêng.

Dị ứng là một phản ứng của cơ thể quá mạnh dưới một tác động nào đó từ yếu tố môi trường bên ngoài. Khi người bệnh tiếp xúc với chất kích thích (máy lạnh, thời tiết, phấn hoa,…), lúc này cơ thể sẽ hiểu nhầm là những kẻ lạ xâm nhập vào cơ thể nên sẽ giải phóng histamine gây viêm và tiết dịch ở niêm mạc hốc mũi, khoang họng và kết mạc mắt.

Nếu nhẹ thì bạn chỉ cảm thấy khó chịu ở cổ họng, cảm giác hát không quá thoải mái cho lắm, còn nặng sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu hơn như: Hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi, đau, ngứa mắt, hoặc bị cả đau đầu, đau họng và có thể gây sốt nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với tác nhân gây dị ứng.

Vậy có cách nào chữa trị không? Có, tuy nhiên nó đòi hỏi phải kiên trì và thời gian điều trị phải ít nhất từ 6 tháng đến 3 năm. Nhẹ thì các bạn có thể sử dụng thuốc và cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng, nặng thì phải dùng phương pháp mạnh hơn tốn kinh phí và thời gian của bạn hơn.

2.Viêm xoang.

Đây là một trong những căn bệnh mãn tính mà rất nhiều người bị mắc phải. Nếu viêm mũi dị ứng chỉ xuất hiện khi có tác nhân kích ứng thì viêm xoang lại hiện hữu trong cả cuộc đời của bệnh nhân.

Triệu chứng dễ thấy nhức là đau nhức vùng xoang bị viêm, chảy mũi vàng như có mủ cũng như chảy mũi trong họng rất nhiều dễ làm khan tiếng và biến dạng giong nói của các bạn. Nếu bị nặng hơn thì bệnh nhân có thể bị điếc mũi, khó khăn hoặc không nghe được mùi, vì mùi không len lỏi được đến thần kinh khứu giác khi bên trong mũi bị phù nề nhiều. Lưu ý rằng viêm xoang có thể có thể hiện hoặc không thể hiện các triệu chứng trên tùy theo bệnh lý và mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Về mặc điều trị, chủ yếu bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng sinh nếu là viêm xoang do vi trùng, hoặc thuốc cảm nếu viêm xoang do cảm cúm. Một số thủ thuật khác như súc xoang hoặc chọc xoang để rút mũi, nạo xoang,…

Viêm xoang là một căn bệnh rất nguy hiểm cho giọng hát của bạn nên các bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị một cách nghiêm ngặt, bao gồm:

  • Tăng sức đề kháng cơ thể bằng các hoạt động thể dục thể thao, ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Uống nhiều nước để rửa sạch chất nhầy, giảm tình trạng khó thở và mệt mỏi.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường và không tiếp xúc với khói bụi và khói thuốc lá, giữa cho môi trường xung quanh sạch sẽ.
  • Tránh hít luồng không khí lạnh khô, đặc biệt không để máy lạnh hoặc quạt “phà” thằng vào mặt mũi dễ gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Không dùng chung đồ dùng với người bị viêm xoang như khăn, khẩu trang,…
  • Khi có các triệu chứng nhẹ về viêm mũi, viêm xoang cần được điều trị ngay tránh biến chứng.

Tuy nhiên, nếu bạn bắt buột phải hát trong tình trạng bị viêm xoang thì bạn phải chắc chắn rằng mình cần uống đủ nước và warm up kỹ càng từ từ trước khi hát nhé. Một mẹo nhỏ là bạn cần tập đi tập lại bài “Hum” hoặc chữ “M”, “N” để mở rộng khoảng cộng hưởng từ từ để tránh gây căng thẳng và sự quá sức lên thanh quản khi hát, lúc này bạn sẽ cảm giác rung rung trên vòm mặt.

Trên đây là một chia sẻ từ ADAM Muzic đến các bạn yêu ca hát các vấn đề về 2 căn bệnh thường gặp và là “kẻ thù” của giọng hát. Hy vọng qua bài này, các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn cũng như phần nào chẩn đoán được tình trạng cơ thể mình mà có những biện pháp tích cực để phòng tránh và điều trị 2 căn bệnh này nhé

Người viết: Trường Lê

Phát hành: ADAM Muzic Academy

Tài liệu tham khảo:
  1. Bệnh viêm mũi dị dứng là gì, available at: http://viemmuiviemxoang.vn/danh-muc-tin/benh-viem-mui-di-ung-28.html, [21/10/2017]
  2. Sinhviendanghoc, Bệnh viêm xoang – Nguyên nhân và cách phòng ngừa, available at: https://sinhviendanghoc.lhu.edu.vn/495/26769/Benh-viem-xoang-Nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua.html, [21/10/2017]
  3. Charles Patrick Davis, Sinus Infection (Sinusitis), Available at: https://www.medicinenet.com/sinusitis/article.htm, [21/10/2017]
Quickom Call Center