Dân Ca Quan Họ và tác phẩm “Chuông vàng gác của tam quan”, “Người ở đừng về”.

Đã từ rất lâu những bài dân ca không rõ nguồn gốc dường như vẫn âm thầm theo năm tháng in sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Với nguồn chất liệu dồi dào, ca từ phong phú cùng với sự cảm thụ sâu sắc về âm nhạc, người Việt Nam xưa đã sáng tạo rất nhiều tác phẩm hay hình thành nên nét đặc trưng của dân tộc.

  1. Khái quát về Dân ca Quan Họ:

Dân ca Việt Nam thường là lời nhắc nhở, là lời khuyên, lời cười nhạo, câu châm biếm, câu mỉa mai thói hư ở đời, hay một ai đó mà không chỉ đích danh hay đơn giản chỉ nói về sự việc nào đó… Dân ca giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị nghệ thuật của con người ở mỗi vùng quê. Dân ca giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho trẻ. Đó là những điều hay lẽ phải, cách ứng xử giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh.Dân ca thường được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người hoặc biểu diễn ở các ngày hội.

Và ở mỗi vùng miền của Việt Nam lại sử dụng những ca từ địa phương cũng như âm giọng, cách hát và cách chơi nhạc cụ khác nhau khiến người nghe hiểu được nét đặc trưng của vùng miền đó. Dân ca Việt Nam bao gồm nhiều thể loại vô cùng phong phú: dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dô (Hà Tây), hò Huế, lý Huế ở Trung Bộ, Nam Bộ có các điệu Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc, đồng bào Thái, H’mông, Mường, dân ca các dân tộc Tây nguyên… đều có nét đặc trưng riêng.

Nhắc đến dân ca Quan Họ dường như ai cũng nghĩ ngay đến Bắc Ninh là tỉnh cực kỳ nổi tiếng về thể loại này, và đã được Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Có rất nhiều cách giải thích cho nghĩa của từ “Quan họ” như:

– Có người cho rằng quan họ xuất phát từ âm nhạc cung đình: Một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức (“họ”).

– Một số quan điểm lại cho rằng “Quan họ” bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo mang yếu tố phồn thực chứ không phải có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình,

– Có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa “chơi Quan họ” bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian.

– Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là “quan hệ” của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.

Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận.

Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa “liền anh” (bên nam, người nam giới hát quan họ) và “liền chị” (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát.

Những bài hát dân ca Quan Họ thường được biểu diễn vào những ngày lễ hội làng. Trong số các lễ hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào ngày 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất. Mọi người đều tập trung về và cùng nhau đi hội lễ Phật, tổ chức ăn uống, biểu diễn và thưởng thức những bài hát Quan Họ.

Theo phong tục xưa, mỗi canh hát bao gồm có 3 chặng:

   Chặng mở đầu gọi là hát lề lối.

   Chặng giữa gọi là hát vặt.

   Chặng cuối gọi là hát giã bạn.

Sau khi kết thúc chặng giữa, mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ no say đến tầm 2 – 3 giờ sáng khi giã hội thì Quan họ khách sẽ mở đầu chặng cuối bằng bài hát giã bạn tỏ ý xin từ biệt ra về, và để đối lại thì Quan họ chủ sẽ hát bài giã bạn nhưng lại mang ý nghĩa níu kéo khách.

 

Kết quả hình ảnh cho Lễ hội Lim tổ chức vào 13 tháng Giêng âm lịch tai tỉnh Bắc NinhLễ hội Lim tổ chức vào 13 tháng Giêng âm lịch tai tỉnh Bắc Ninh
Source: https://mytour.vn/location/5298-duyen-quan-ho-bac-ninh.html

 

  1. Bài hát “Chuông vàng gác cửa Tam Quan” có gì hay:

Một trong những bài hát giã bạn nổi tiếng đó là bài “Chuông vàng gác cửa Tam Quan”.Nghe qua tiêu đề có lẽ chúng ta sẽ khó hiểu được bài hát có nội dung liên quan gì đến việc tiễn bạn ra về. nhưng nếu tìm hiểu về sâu hơn thì:

– Trong phong tục Việt Nam ta, làng thường có hai cổng: cổng vào và cổng ra. Đình luôn được đặt ở giữa làng và thường được đặt ở lối chính khi vào làng. Còn chùa thì thường là được đặt ở ngay lối ra của làng, và ở chùa vào mỗi buổi sớm và buổi chiều thường có tiếng chuông chùa để điểm giờ kinh bắt đầu và kết thúc.

– Người Quan Họ ngày xưa với vốn từ,văn phong phong phú và sự tinh tế trong cách đặt để, vận dụng câu chữ đã lấy hình tượng “Chuông vàng” (là thú chơi tao nhã của người Quan Họ) gác lên “Cổng Tam Quanlà cổng chùa nhằm cho người nghe liên tưởng đến khung cảnh giã hội đầy lưu luyến rằng đã đến giờ từ biệt. Quả thật đây là lối ẩn dụ vô cùng sâu sắc.

– Không những thế, theo truyền thống những bài hát dân ca xưa đều luôn đặt câu tiêu đề là câu hát đầu tiên trong lời bài hát, điều này càng thể hiện việc nhấn mạnh ý nghĩa của cả bài thông qua câu hát đầu.

– Bài hát là sự đối đáp qua lại giữa hai bên nam nữ trong tâm trạng quyến luyến, bịn rịn, nuối tiếc không nguôi.

Ở đoạn đầu tiên, Quan Họ chủ ngụ ý khi người đi rồi,tôi đêm nằm tơ tưởng nhớ người mà buồn phiền thể hiện sự luyến tiếc và nỗi nhớ nhung người đi.

“Chuông vàng gác i cửa í ì i í i

Nay có ó o mấy tam nay ở ớ tam quan là

Đêm í ơ nằm là nằm song tôi tưởng đến i

Mà này cũng rằng người ngoan.

Người ngoan í i tôi phiền

Người ơi ngươi ở đừng về”.

Đối đáp lại Quan Họ khách dường như xúc cảm hơn khóc thầm đến nỗi đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa, hình ảnh nhấn mạnh nỗi buồn lưu luyến phải chia tay người ở lại, không biết đến bao giờ mới được gặp lại.

“Em về em vẫn í ì i í i

Nay có ó o mấy khóc ơ nay ở ớ khóc thầm là

Đôi í ơ bên là đôi bên vạt áo

Mà này cũng có a ướt đầm

Ướt đầm như mưa

Người ơi ngươi ở em về”.

Dẫu trong lòng quyến luyến không rời người con gái nhưng biết rằng cuộc vui nào cũng có lúc sẽ tàn, bữa tiệc nào rồi cũng sẽ tan, biết là không thể níu kéo người ở lại với ta, nên người con trai lại chuyển sang lời dặn dò cẩn thận “sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”.

“Người về tôi dặn í ì i í i

Nay có ó o mấy lời này ở ớ nhời này là

Sông í ơ sâu là sâu song bên chớ lội.

Mà này cũng có a đo đầy.

Đò đầy người chớ qua.

Người ơi ngươi ở đừng về”.

Ở đoạn này, người Quan Họ một lần nữa sử dụng hình ảnh ẩn dụ để khắc họa rõ hơn về nỗi buồn man mác rộng dài như “nước chảy”, và “bèo trôi” thường miêu tả tâm trạng như đang trôi lững lờ giữa dòng sông biết đến khi nào mới có thể trở lại chốn đây.

“Em về em vẫn í ì i í i

Nay có ó ó mấy trông nay ở ớ trông theo là

Trông í ơ nước í i bây giờ như nước chảy.

Mà này cũng có a trông bèo

Trông bèo là bèo trôi

Người ơi ngươi ở em về”.

Đoạn kết, không quên dặn người đi một cách nhẹ nhàng khiêm nhường, cả hai bên cùng hát rằng “có đâu hơn người kết”, còn nếu “có đâu bằng” thì người hãy đợi tôi. Lời ca vô cùng tinh tế nhưng cũng thể hiện rõ được tình, ý của cả hai.

“Người về tôi dặn í ì i í i

Nay có ó o mấy ngươi nay ở ớ người rằng là

Đâu í ơ hơn là hơn song đôi người kết

Mà này cũng có a đâu bằng.

Đâu bằng người đợi chúng tôi (em)

Người ơi người ở đừng về”.

Cuối mỗi đoạn hát đều có câu “ Người ơi người ở đừng về” lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh sự luyến tiếc cũng như dễ đưa bài hát đi vào lòng người. Những bài hát Dân ca Quan Họ dường như sử dụng chủ yếu là các hình ảnh ẩn dụ để người nghe phải suy nghĩ và liên tưởng đến ý nghĩa thực sự của nội dung mà bài hát gửi gắm.

https://www.youtube.com/watch?v=zPjwx5vSMRk&feature=youtu.be

 

  1. Tác phẩm “Người ở đừng về” và những điều thú vị:

Khoảng vào những năm 60 của thế kỷ trước, nhạc sĩ Xuân Tứ đã viết lại bài hát Người ở đừng về (có nơi thì ghi là Người Ơi Người Ở Đừng Về) từ bài Chuông vàng gác cửa Tam Quan.

Theo trang Quanhobacninh.vn,  nhạc sĩ Xuân Tứ cho rằng anh chỉ cải biên chừng 20% so với bản gốc của nghệ nhân hát. Thay vào đó, anh thêm hai lần câu hát “Người ơi người ở đừng về” được mở rộng âm vực ở đầu bài, nhằm làm cho câu nhạc vuông vắn, cân xứng và khiến cho người hát có thể phô ra hết được kỹ thuật thanh nhạc cũng như tăng thêm cảm xúc cho người nghe. 

Hơn nữa, sau câu mở đầu, Xuân Tứ đã cho hát nhấc lên một quãng 8 bằng việc nhắc lại câu “Người ơi! Người ở đừng về“, khiến người nghe phải ấn tượng, cảm xúc thăng hoa ngay từ phút đầu bài hát.

Người ở đừng về được hát trên nền nhạc đệm (bản gốc được các nghệ nhân hát chay không có nhạc đệm) tuy chưa thể hiện đúng hoàn toàn chất Quan Họ của các cụ ngày xưa nhưng lại khiến bài hát tăng thêm phần cảm xúc và dễ nghe, và đến nay đã trở thành tiết mục quen thuộc của người dân.

Bài Người ở đừng về của nhạc sĩ Xuân Tứ phổ biến đến nỗi từng bị nhầm tưởng là bài trong kho tàng dân ca quan họ. Theo trang baomoi.com, lâu nay, công chúng đều được nghe giới thiệu là “dân ca quan họ Bắc Ninh”. Trong các băng, đĩa nhạc, các tập bài hát… đều ghi như vậy. Một ấn phẩm là tập “Dân ca Việt Nam” (nhạc sĩ, Nhà giáo nhân dân Xuân Khải sưu tầm, tuyển chọn) do NXB Thanh Niên ấn hành tháng 9 – 2006 cũng đề là “Dân ca quan họ Bắc Ninh”, còn ghi thêm: “Nghệ sĩ Thanh Phượng hát, người ký âm: Xuân Khải ghi qua chương trình của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội”. Nhưng thực tế thì bài hát là do nhạc sĩ Xuân Tứ cải biên lại, đa phần nghệ sĩ đều hát dựa trên lời của ông, chỉ có những nghệ nhân có tuổi sống ở vùng núi Kinh Bắc là  còn nhớ lời chính xác.

Nội dung chính của bài muốn thể hiện là tâm trạng của người con gái là Quan họ chủ khi tiễn khách ra về khác với nội dung đối đáp giữa hai bên Quan Họ của bài Chuông vàng gác cửa Tam Quan.

https://www.youtube.com/watch?v=24zwZzfhUBM&feature=youtu.be

 

  1. Nét đặc trưng trong Dân ca Quan Họ Bắc Ninh:

Lối hát Quan Họ sử dụng nhiều kỹ thuật như: hát ngắt, lảy hạt (hay còn gọi là nhả hột), rung giọng, ngân nga, nhiều luyến láy. Ngoài ý thơ chính, lời ca của bài hát quan họ còn có nhiều từ phụ, tiếng đệm… làm tăng thêm sự ngọt ngào sâu lắng, tha thiết, rung động lòng người và đồng thời tạo nên nét đặc trưng riêng.Còn ngày nay, các nghệ sĩ biểu diễn bài dân ca quan họ, họ lại sử dụng kỹ thuật thanh nhạc với lối hát Belcato.

Người Quan Họ xưa hát không nhạc đệm, chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị, họ chỉ ngồi hoặc đứng một chỗ, người nghe sẽ cảm nhận thông qua cách hát, lắng nghe lời bài hát nhiều hơn. Còn ngày nay, các bài hát quan họ được hát với nhạc cụ dân tộc đệm, được biểu diễn chuyên nghiệp hơn, chú trọng về phần hình, nhiều ý kiến cho rằng như vậy sẽ mất đi chất tự nhiên vốn có của loại hình này, ít nhiều mất đi cái “hồn” của Dân ca. “Chơi quan họ” truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức.

Thêm một điểm thú vị nữa, lời ca trong quan họ chủ yếu nói về tình yêu nam nữ, sự gắn bó thủy chung. Nhưng thực tế theo tục lệ thì các làng “chơi Quan họ” sẽ làm lễ kết chạ (kết nghĩa). Cho nên khi đã kết chạ thì các liền anh liền chị Quan Họ không được yêu nhau mà chỉ xem nhau như anh chị em kết nghĩa, gắn bó với nhau ngàn đời để giữ sự thanh khiết, trong sáng cho những câu hát Quan họ.

Thời gian kết nghĩa của người quan họ có thể từ đời này sang đời khác hay có khi chỉ một vài năm. Địa điểm ca hát quan họ thường là ở sân nhà, trước cửa đình , cửa chùa,  dưới gốc đa, bên sườn đồi, trên thuyền, bến nước…

Kết quả hình ảnh cho Lễ hội Lim tổ chức vào 13 tháng Giêng âm lịch tai tỉnh Bắc NinhHát Quan họ giữa liền anh liền chị trên thuyền bến nước
Source: http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=137&articleid=3688

 

Biên Soạn: Phạm Hằng
Kiểm duyệt nội dung: Nguyễn Tiến Đức
Phát hành: ADAM Muzic

 

Tài liệu tham khảo:

  • Lê Hồng Anh, 2015, ‘Khái quát chung về dân ca Việt Nam”, 19/10/2015,  truy cập 25/5/2017, < http://quanhobacninh.vn/bat-mi-them-ve-bai-hat-nguoi-o-dung-ve>
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Người_ở_đừng_về
  • Th.s Trịnh Hoài Thu, 2007, ‘Quan họ Bắc Ninh trong đời sống xã hội đương đại’, 20/04/2007, truy cập ngày 24/5/2017, <http://www.spnttw.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=139&articleid=426>
  • Trịnh Văn Tỉnh, 2010, ‘”Bật mí” thêm về bài hát “người ở đừng về”’, 16/11/2010, truy cập 24/5/2010, <http://www.spnttw.edu.vn/Pages/Articledetail.aspx?articleid=4494 >

 

Học nhạc 1 kèm 1, khoá học hát, khoá học thanh nhạc, học hát, thanh nhạc

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Offline 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Ký Năng)Học Nhóm 6tr9 (Nhóm 4 người, nhận 2 Học Bổng Kỹ Năng)Học Guitar 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Piano 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Thu âmSản xuất âm nhạcTư Vấn


    Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?

      Tin Tức Âm NhạcNhạc CụThanh NhạcLý Thuyết Âm NhạcSản Xuất Âm NhạcTheo Dõi


      Quickom Call Center