Hướng dẫn hít vào hiệu quả khi hát – Tổng hợp tất cả kiến thức về pha hít vào

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu pha hít vào trong hai pha của hít thở mà bài trước mình đã đề cập nhé.  Bạn có thể xem lại bài nguyên lý chung về hơi thở trong thanh nhạc tại đây.  

Nhắc lại các yếu tố của pha hít vào hiệu quả:

  • Tốc độ nhanh
  • Lượng hơi hít vào tương đối nhiều đủ để thoái mái trong việc hát, nói một câu dài.
  • Cơ thể đồng thời thả lỏng, không gồng, không tạo ra tiếng quá lớn.

Động tác hít thở hiệu quả là một phần không thể thiếu của việc ca hát

Chúng ta sẽ luyện tập theo các phần sau đây:

  1. Nên tập lấy hơi đồng thời bằng cả mũi và miệng:

Có một câu hỏi mà các bạn thường hay thắc mắc đó chính là có phải chúng ta chỉ nên lấy hơi bằng miệng trong quá trình hát hay không?

Câu trả lời là không, chúng ta nên hít vào cả bằng mũi và miệng. Nếu bạn hít bằng miệng nhiều, tốc độ lấy hơi sẽ nhanh, nhưng dây thanh có thể sẽ bị khô, niêm mạc miệng của bạn có thể bị khô. Ngược lại nếu bạn lấy hơi bằng mũi nhiều thì hơi thở sẽ sâu hơn, dây thanh được giữ ẩm hơn, nhưng tốc độ lấy hơi sẽ chậm hơn rất nhiều.  

Cách tốt nhất là lấy hơi tự nhiên cả bằng mũi và miệng, vì chọn tỉ lệ pha trộn tùy thuộc và tính chất cũng như tốc độ của bài hát.  

Hít vào bằng mũi và miệng kết hợp khi hô hấp cũng như khi hát

Cách luyện tập rất đơn giản:

  • Bạn lấy một hơi thở sâu bằng mũi, rồi thở ra
  • Kế tiếp cũng lấy một hơi thở sâu, tuy nhiên có tốc độ nhanh bằng miệng, rồi thở ra
  • Sau cùng lấy hơi bằng cả miệng và mũi rồi thở ra.

Mục đích của bài tập này chỉ là ghi nhớ cảm giác lấy hơi bằng cả mũi và miệng mà thôi. Trong thời gian đầu luyện tập hơi thở, đây là một bài tập cần thiết để thành lập thói quen lấy hơi tự nhiên mà hiệu quả khi hát.

2. Lấy hơi hiệu quả với cơ hoành và các cơ hô hấp khác:

Sau khi chúng ta đã quen với việc lấy hơi cả mũi và miệng một cách tự nhiên hợp lý. Chúng ta sẽ hướng sự chú ý của mình đến cơ hoành và các cơ hô hấp khác: (Để đọc bài chi tiết về cơ hoành và cách tìm ra cơ hoành, hãy bấm và link tại đây)

  • Khi lấy hơi, cơ thể nên thả lỏng, không nâng vai, gồng cổ, gồng ngực, thả lỏng cả phần lưng trên.
  • Thả lỏng phần bụng trên và cả bụng dưới. Khi lấy hơi tuyệt đối không hóp bụng lại, mà để cho bụng trên và một phần của bụng dưới phình ra tự nhiên, tuyệt đối không cố phình ra, như vậy có thể cũng gây căng thẳng cho bạn.
  • Đồng thời trong lúc đó cơ liên sườn cũng phải nở chủ động theo chiều ngang, lồng ngực được thoải mái hơi nâng (tuyệt đối không cố nâng, cũng không cố ép lồng ngực không cử động)

Với các yếu tố trên, cơ hoành của bạn sẽ có không gian để thoải mái và chủ động dẹt về phía dưới khoang bụng, cùng với sự trợ giúp của các cơ hô hấp xung quanh khoang ngực làm cho phổi của bạn giãn nở theo cả ba chiều dọc, sâu, và chiều ngang.   

3. Lấy hơi nhanh và hạn chế tạo tiếng lớn:

Bài tập lấy hơi nhanh dưới 1 giây và xì hơi liên tục 15 giây. Bạn chỉ cần chú ý thả lỏng khoang miệng, mũi, cả phần cổ, đừng để các ống hít thở của bạn bị căng thẳng và thắt lại, như vậy bạn sẽ không tạo tiếng lớn, mà chỉ có tiếng nhỏ tự nhiên.

Nếu bạn lấy hơi có tiếng quá lớn, hãy hít thở chậm lại, cố gắng bình tĩnh hơn.

Thoái mái khi lấy hơi cũng như khi hát

4. Luyện tập dung tích phổi:

Dung tích phổi hiểu nôm na là khả năng chứa khí của phổi. Dung tích phổi càng lớn các bạn sẽ càng lấy hơi hiệu quả hơn. Bởi vậy mà chúng ta nên tập thêm các bài tập để là giãn nở phổi của mình. Bài tập dưới đây thử thách bạn nhất ở pha hít vào của quá trình hô hấp.

Để đọc lại chi tiết hơn về dung tích phổi, bấm vào link tại đây

Miêu tả sơ lược bài tập tăng dung tích phổi:  

  • Bạn hít vào liên tục 4 giây, giữ 4 giây, thở ra đều 4 giây.
  • Sau đó lặp lại quá trình trên với số giây tăng dần đến 10 dây.
  • Mỗi ngày bạn có thể tăng thêm 1-2 giây cho đến từ 14-18 giây

Chú ý không nên cố quá mức, quá sức của mình, ngược lại gây hại cho cơ thể bạn. Nâng số giây lên từ từ, không nên tăng đột ngột.    

Duy trì bài tập này để đảm bảo dung tích phổi cao, vừa tốt cho sức khỏe, vừa tăng hiệu quả trong ca hát.

Với tất cả những bài tập và kiến thức kể trên, mình tin rằng các bạn sẽ tăng hiệu quả của động tác hít vào khi hát nhanh chóng. Tuy nhiên hít vào chỉ là một phần của ca hát, hãy theo dõi bài tiếp theo về pha thở ra để luyện tập tiến bộ hơn nhé!

Nhật Thanh

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center