Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Khó khăn khi thu âm (phần 5)

Khó khăn khi thu âm (phần 5)

Sau vài tháng vắng bóng thì mình đã trở lại với series những khó khăn khi thu âm. Ở những bài viết này mình sẽ chia sẻ những khó khăn, bất lợi cũng như đưa ra những giải pháp tốt nhất để các bạn có thêm những kinh nghiệm xử lý trong phòng thu. Nếu mới vào bạn đã đọc phần 5 thì điều đó cũng không vấn đề gì. Vì mỗi bài viết mình sẽ chia sẻ 1 vấn đề. Các bạn có thể tham khảo thêm những kinh nghiệm khác qua các phần từ 1 đến 4 của mình tại các link dưới đây.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Mình sẽ vào vấn đề chính nhé. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn các vấn đề liên quan đến tai phone.

Đeo headphone đúng cách

1. Cách đeo tai phone đúng:

Theo các bạn thì đeo headphone như thế nào là đúng? Mình sẽ đưa ra 2 ví dụ minh họa về cách đeo headphone của những khách hàng mình từng thu.

Cách 1: Đeo cả hai bên

Headphone - ADAMMUZIC

Cách 2: Đeo 1 bên tai

Ắt hẳn có khá nhiều bạn đã đeo cách thứ 2. Với lí do là vừa muốn nghe giọng mình ở trong bản mix và ở ngoài để so sánh. Hoặc đơn giản đó chỉ là thói quen khi thu âm.

Thì dưới đây mình sẽ phân tích những ưu nhược điểm của 2 cách này:

Cách 1

Các bạn sẽ biết được giọng mình khi thu vào nghe như thế nào. Từ đó các bạn sẽ điều chỉnh để có được giọng tốt nhất khi ra sản phẩm.

Bản thu các bạn sẽ không bị lọt những âm thanh từ headphone vào micro khi đang thu. Điều này sẽ làm bản mix sạch sẽ.

Bạn có thể kiểm tra được rất kĩ những âm thanh mà lúc hát bên ngoài mình không nghe được. Ví dụ: bình thường các bạn hát bên ngoài sẽ bị tai các bạn đánh lừa. Những âm “s” sắc nhọn sẽ không lộ ra khi hát bình thường. Nhưng trong bản thu các bạn sẽ nghe được rất rõ ràng. Từ đó các bạn có thể điều chỉnh vị trí đứng theo kỹ thuật viên hoặc điều chỉnh cách hát cho hợp lý hơn.

Các bạn có thể trao đổi với Kỹ thuật viên dễ dàng hơn vì âm thanh được nghe từ 2 tai thì âm lượng cũng sẽ lớn hơn 1 tai.

Nếu cảm giác không quen bạn sẽ thấy rất bất tiền có cái gì đó chụp hết tai mình lại. Ngoài ra các bạn sẽ còn thấy khó chịu khi không nghe được tiếng môi trường bên ngoài.

Từ cảm giác không thoải mái khiến các bạn không xử lý bài hát được tốt như hát live bình thường. Nên có nhiều trường hợp khi hát trong phòng thu nói với mình như thế này:” Sao mình nghe nó không được như lúc mình hát bình thường?” Mình sẽ giải thích hiện tượng như sau:

Khi sóng âm phát ra từ giọng nói của một người, tiếp nhận tai ngoài, từ đó truyền thẳng đến lỗ tai vào trong màng nhĩ, tạo nên xung động mà não bộ nhận biết được. Khi chúng ta nói, màng nhĩ và tai trong rung động, ngoài những ngoại lực đó ra, thanh quản và khí quản cũng rung động và những tín hiệu này được não xử lý thành những tín hiệu âm thanh. 

Nên thực tế giọng các bạn nghe bên ngoài sẽ giống như khi bạn thu từ micro vào và các bạn nghe lại bằng headphone. Nên sản phẩm từ bản thu sẽ như những gì bạn nghe được từ headphone.

Cách 2

Các bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi nghe được trực tiếp giọng của mình ở bên ngoài và một lượng nhỏ âm thanh trong bản mix. Nếu khả năng bạn có thể cân bằng được trong bản thu và giọng bên ngoài thì điều đó không có gì đáng nói. Nhưng nếu bạn không xử lý được thì nó sẽ không có kết quả tốt. Mình sẽ nói dưới phần nhược điểm nhé.

Cách này khiến các bạn có cảm nhận như đang hát live hơn. Cảm xúc của bạn sẽ tốt hơn. Cách xử lý bài của bạn cũng được thoải mái hơn không bị ngột ngạt. 

Chắc chắn bản thu của bạn sẽ không sạch sẽ. Vì micro thu âm là loại mic condenser và nó có khả năng bắt những chi tiết rất nhỏ. Nên các bạn chỉ đeo 1 tai thì phần âm thanh lọt ra nghe có vẻ ít nhưng lúc tắt hết các âm thanh khác trong bản mix thì bạn sẽ nghe rõ những âm thanh từ tai phone của bạn lọt vào. Nếu sau này bạn cần phần giọng hát của bạn để làm một bản nhạc phối lại hoặc để dùng cho một dự án nào đó sẽ có phần bất lợi.

Bạn sẽ khó khăn trong việc trao đổi với kỹ thuật viên vì nghe 1 bên tai sẽ không rõ ràng.

Bạn sẽ thấy bản thu của mình dở tệ vì không giống giọng mình bên ngoài. Lý do thì mình đã giải thích trong phần NHƯỢC ĐIỂM của Cách 1.

2. Vậy nên chọn cách nào?

Mình đã đưa ra hai cách mình thường thấy nhất khi thu âm và đưa ra ưu nhược điểm của chúng. Nếu theo khách quan mình khuyên các bạn nên chọn cách 1. Bởi vì những ưu điểm nó mang lại sẽ hiệu quả hơn cho sản phẩm của các bạn. Thứ hai là khi biết được những nhược điểm của cách 1 và các bạn muốn sản phẩm của mình hoàn hảo nhất, thì nên điều chỉnh giọng hát của mình chứ không phải điều chỉnh cách đeo headphone.

Nếu các bạn vẫn muốn chọn cách 2 thì nên chọn cho mình một người hướng dẫn thanh nhạc, một người kỹ thuật viên âm thanh đáng tin cậy để họ có giải pháp tốt hơn cho bạn.

Kết luận

Chốt lại vấn đề, các bạn nên chọn cách 1 để công việc của bạn có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy trao đổi với kỹ thuật viên thật kỹ những thao tác cần thiết khi bước vào phòng thu. Những thao tác đó sẽ giúp sản phẩm của các bạn có kết quả hoàn hảo hơn. Nhờ những trao đổi đó bạn sẽ có thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức để không còn bỡ ngỡ khi bước vào phòng thu nữa. 

 

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Hy vọng bài viết vừa rồi đem lại cho các bạn những kiến thức thú vị. Hẹn các bạn vào những bài viết sau.

Biên soạn: Vương Hoàng Long

Phát hành: Adam Muzic

 

Nguồn tham khảo:

Phương Linh, 2016 Tại sao bạn luôn thấy “giọng mình hay ơi là hay” nhưng khi thu âm nghe lại chỉ muốn… đập máy?, xem 03/10/2019 <http://cafebiz.vn/tai-sao-ban-luon-thay-giong-minh-hay-oi-la-hay-nhung-khi-thu-am-nghe-lai-chi-muon-dap-may-20160915213630471.chn>

Quickom Call Center